Lechler GmbH được thành lập từ năm 1879 tại Đức và là công ty số 1 về đầu phun và hệ thống phun tại Châu Âu nói riêng và Thế giới nói chung. Trải qua 140 năm hình thành và phát triển, chúng tôi cung cấp giải pháp, hệ thống phun và đầu phun cho hầu hết các ngành và ứng dụng, với trên 25.000 loại đầu phun được chia thành 4 mảng chủ yếu:

+ Công nghiệp

+ Nông nghiệp

+ Luyện kim

+ Môi trường

Hiện nay Lechler có 6 nhà máy sản xuất tại Đức, Anh, Hungary, Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc, 14 công ty con và hơn 40 văn phòng đại diện trên thế giới. Công nghệ sản xuất được tự động hóa hoàn toàn, sản phẩm được thiết kế và phát triển bởi nhiều chuyên gia đầu ngành và am hiểu nhu cầu khách hàng, quản lý chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt đã tạo nên thành công vượt trội của Lechler.

Quá trình đốt than đá và dầu làm phát sinh khí SOx có hại cho môi trường và là nguyên nhân gây ra mưa axit

Để loại bỏ SOx trong khí thải đầu ra, giải pháp thường dùng là sử dụng nước đá vôi để hấp thụ SOx ,dòng khí thải chứa SOx sẽ được thổi từ dưới thổi lên đồng thời phun nước đá vôi từ trên xuống làm tăng khả năng hấp thụ SOx

Để cải thiện hiệu suất hệ thống khử lưu huỳnh dẫn đến việc phát thải SOx ít hơn gián tiếp giảm chi phí vận hành, đầu phun mới Lechler TwinAbsorb® sử dụng 2 kỹ thuật sau:

•Va đập giữa các hạt sương (Secondary atomization technique)

•Vòng xoáy khác nhau (Different rotation kept)

Trong FGD phản ứng hóa học xảy ra ở bề mặt các giọt nước, bề mặt càng lớn hiệu quả của quá trình khử SOx càng cao.

Kỹ thuật Va đập giữa các hạt sương là một quá trình hai giọt va chạm vào nhau và phá vỡ các giọt nhỏ, dẫn đến sự hình thành kích thước giọt nhỏ hơn. Với kỹ thuật này, cùng một thể tích phun bùn vôi sẽ tạo ra bề mặt phản ứng lớn hơn với kích thước giọt nhỏ hơn. Kích thước giọt nhỏ hơn này sẽ tạo ra nhiều bề mặt phản ứng cho phản ứng hóa học diễn ra.

• Chất lỏng được đưa theo phương tiếp tuyến vào vòi phun để tạo ra tia phun xoáy

• Hiệu ứng TwinAbsorb® tạo ra tốc độ va chạm cao hơn nhiều dẫn đến bề mặt của giọt nước lớn hơn nhiều.

Dòng xoáy ngược chiều với nhiễu loạn cao tạo ra hiệu ứng “hút” hút khí lò xung quanh thành hình nón hoặc vùng phản ứng.